Cao Bằng từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất Cách mạng lâu đời với nhiều chiến công, địa danh hiển hách. Nhưng cũng có một Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vẻ đẹp thuần khiết.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng,
nằm trên đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một trong những
danh thắng số một của Việt Nam và là điểm đến không thể bỏ qua cho
những “phượt thủ” muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tổ quốc.
Toàn cảnh thác Bản Giốc.
Ghé thác Bản Giốc vào bất cứ thời điểm
nào trong năm cũng đều khiến bạn hài lòng vì hầu như lúc nào nơi đây
cũng đẹp mê đắm lòng người. Mùa mưa ở thác Bản Giốc kéo dài từ tháng 6
tới tháng 9. Đây là thời điểm nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa,
đầy đe dọa nhưng cũng vô cùng hùng vĩ. Tháng 10 đến tháng 5 là mùa khô,
dòng nước hiền hòa, thanh bình hơn, các cung đường phượt cũng dễ đi lại
hơn.
Ghé thác Bản Giốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều khiến bạn hài lòng.
Thác Bản Giốc cách Hà Nội khoảng 370
km, một chặng đường không ngắn nhưng cũng không quá dài, cho phép bạn
lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Với ô tô, nếu đi từ sáng
sớm, bạn có thể đến lúc buổi chiều. Tuy nhiên, thú vị hơn cả vẫn là đi
bằng xe máy để có thể dừng lại ở nhiều điểm ngắm cảnh khác dọc đường.
Bọt nước tung trắng xóa.
Hang Pác Bó
Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ
Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ
quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Suối Lê nin.
Ði trên những tảng đá nhám rêu phong
dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một
chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối
Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa
hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng
chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang
này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai
để ý tới.
Nơi Hồ chủ tịch đã từng làm việc.
Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng
1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập
Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi
nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này
vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác
Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách.
Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
Hang Ngườm Ngao
Từ thành phố Cao Bằng vượt 89 km qua
đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến Bản Giốc. Cách thác Bản Giốc 3 km, là
động Ngườm Ngao với thế giới nhũ đá nhiều hình dáng, được mệnh danh là
hang động đẹp nhất nước."Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động hổ
(Ngườm: động, Ngao: hổ), vì tương truyền ngày xưatrong động này có nhiều
hổ dữ sinh sống. Nhưng cũng có người cho rằng động hổ bắt nguồn từ
tiếng suối chảy trong động tạo ra tiếng kêu,gầm như con hổ dữ.
Hang Ngườm Ngao.
Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C,
mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Động có chiềudài
2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (hang gió) và Ngườm Bản
Thuôn. Động được chia thành nhiều khu, ví dụ như khu “tứ trụ thiên đình”
với những cột đá trông như cột chống trời;khu trung tâm với không gian
rộng......khu châu báu là những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Nhũ
đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với những động khác bởi có
lượng canxi bị pha nhiều tạp chất.
Những hình hài kì quái trong hang.
Du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh
kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Nổi
bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc,
đài sen úp ngược,cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên
nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề cósự can thiệp sắp đặt của
con người, nhưng....... chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ.
Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho
người dân nơi đây.
Thạch nhũ trong hang Ngườm Ngao.